Skip to main content

[Review sách] Đứa trẻ hư- Tử Kim Trần

CHU TRIỀU DƯƠNG, một thần đồng toán học cấp II với trí tuệ xuất chúng, nhưng vì gia đình cậu bố mẹ ly hôn, bố có gia đình mới, bỏ bê hai mẹ con cậu nên tính tình hướng nội, trầm cảm cô độc, ở trường hay bị bắt nạt không có bạn bè. Bỗng một ngày ĐINH HẠO, bạn cùng lóp với cậu hồi tiểu học, dẫn theo PHỔ PHỔ, cô em gái kết nghĩa tìm đến nhà cậu sau khi bỏ trốn khỏi cô nhi viện vì bị lạm dụng. Hoàn cảnh cả hai đứa này cũng chẳng khá hơn Triều Dương bao nhiêu, thậm chí còn thê thảm hơn nhiều. Ban đầu Triều Dương lo sợ chúng sẽ khiến cậu bị liên lụy vì chúng đã từng đánh nhau và giết người. Nhưng rồi sau đó xảy ra bao nhiêu chuyện, bộ ba dần dần tin tưởng nhau, thân thiết nhau hơn nữa.

Bắt đầu từ vụ đi chơi khu du lịch chỗ mẹ Triều Dương làm việc vô tình quay được video TRƯƠNG ĐÔNG THĂNG giết hại bố mẹ vợ, đến vụ giết chết CHU TINH TINH, em gái cùng cha khác mẹ với Triều Dương vì quá phẫn uất, tất cả nhân vật trong truyện đã bị cuốn vào vòng xoáy khủng khiếp của âm mưu, dối trá, lọc lừa. Chu Triều Dương có thực sự là kẻ đã đạo diễn nên tất cả những vụ giết người này không? Có phải cậu bé đã sớm tiên lượng hết tất cả diến biễn các vụ án không? Có phải tất cả đã xảy ra đều không nằm ngoài dự liệu của cậu? Có phải Triều Dương đã vì mình mà giết chết hết tất cả, kể cả Đinh Hạo và Phổ Phổ? Không ai biết! Đến Nghiêm Lương, ông cảnh sát già quá nhiều năm kinh nghiệm cũng không thể hiểu nổi. Ngay cả Trương Đông Thăng, kẻ giết bố mẹ vợ, giết vợ, giết cả bố và mẹ kế của Triều Dương có lẽ cũng không thể hình dung nổi mình đang phải đối phó với ai. Là những đứa trẻ ngây thơ, hay là những con ác quỷ thật sự?
Đọc ĐỨA TRẺ HƯ, chắc ai cũng phải rùng mình với Triều Dương, với Phổ Phổ vì chúng quá ác độc, quá nham hiểm, quá máu lạnh. Nhưng cái xã hội chúng sống thì sao? Từ cái cô nhi viện với lão viện trưởng không bằng cầm thú, đến xã hội bên ngoài với Trương Đông Thăng giết cả nhà vợ, đến ngay cha đẻ của Triều Dương vì quá phụ thuộc vào vợ mới, mà hắt hủi, thậm chí bạc đãi cả con trai đẻ của mình, rồi cả vụ Trương Đông Thăng lật lọng muốn giết hết lũ trẻ, thì thử hỏi làm sao bọn trẻ con có thể sống tốt? Ai cho chúng làm người lương thiện đây? Xung quanh chúng toàn người xấu xa, chúng muốn sống tốt liệu còn cơ hội không?
Triều Dương đã quá nín nhịn. Phải nói thật, cái chết của Chu Vĩnh Bình là xứng đáng. Mình mong muốn hắn phải chết, thậm chi là phải chết thật đau đớn. Làm bố kiểu éo gì mà như thế? Rồi còn Đinh Hạo và Phổ Phổ, kể cả nếu mọi chuyện êm đẹp, chúng có một tương lai tốt thì sau này xã hội ai sẽ thương chúng? Cảnh chúng nó bàn nhau kế sách làm sao để có được tiền, rồi sau ra ngoài đời phải sống như thế nào khi có tiền mới thấy xót xa. Nếu hai đứa cố ở lại cô nhi viên rồi bị lạm dụng, ai sẽ bảo vệ chúng? Ai sẽ lắng nghe chúng? Không còn cách nào khác, chúng buộc phải tự cứu mình, buộc phải giành lấy sự sống cho mình theo cách của mình. Chỉ vì tác giả dựng lên một Triều Dương với kỹ năng phản trinh sát quá tốt, cộng thêm một Phổ Phổ quá khôn so với tuổi, nên chúng ta thấy khiếp sợ và ám ảnh. Đọc xong, không biết nên thương hay giận Triều Dương. Nhưng nghĩ lại, xét cho cùng, cái gì đã tạo nên chúng như thế nếu không phải là xã hội người lớn quá khốn nạn và bẩn thỉu? Nếu Vương Giao cư xử biết điều hơn, nếu Chu Vĩnh Bình biết thương con hơn, nếu tất cả chịu lắng nghe và tin tưởng Phổ Phổ thì có lẽ đã không có hai từ Giá như...
Xã hội thế nào sẽ tạo nên con người thế ấy. Người lớn thế nào sẽ tạo nên trẻ con thế ấy. Sau Ác Nhân, thì Đứa Trẻ Hư là cuốn truyện thứ hai khiến mình thấy quá nặng nề sau khi đọc xong. Mình không hề thấy sợ hãi Triều Dương, Phổ Phổ hay Đinh Hạo. Mà thấy đáng sợ những kẻ tự cho mình là người lớn, tự cho mình cái quyền áp đặt lên những đứa trẻ thơ ngây, ép chúng đến bước đường cùng buộc phải phản kháng. Cuốn này mình không muốn cho điểm. Vì mình nói thật không tán thành với bất kỳ ai trong cuốn này, mà đó là một bi kịch khủng khiếp cho tất cả.
Hình ảnh cuối cùng Nghiêm Lương có nên tiết lộ sự thật cho Diệp Quân hay không thật sự ám ảnh. Mình nửa mong ông làm thế, phần lớn hơn lại mong ông không làm thế. Hãy cứ để mọi chuyện được chôn vùi, để một tương lai sáng sủa hơn nữa sẽ đến với những đứa trẻ như Triều Dương.
Hội Sách Trinh Thám

Comments

Popular posts from this blog

Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London

“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua. Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng  lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của bầy t

[Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi

Tác phẩm là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng. Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ […] The post [Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi appeared first on Reviewsach.net .

[Sử Việt 12 khúc tráng ca] Góc nhìn của một admin group hội yêu sách

Mình ít khi copy bài, mà đã copy thì toàn là bài viết tâm đắc. Dưới đây là một bài viết tâm đắc như thế. Bài viết này của admin Trần Hùng đăng trong hội Bình Thư Quán Bài viết nêu cảm nhận về cuốn sách đang hot hiện nay: Sử Việt 12 khúc tráng ca  Trước hết, tôi phải quán triệt rõ, trong gúp có cả fans của Phan & anti-fans của Phan, nhưng nếu các anh chị muốn tranh luận, mời tranh luận lịch sự & văn minh chứ đừng đá cá nhân, nếu không một đao bay đầu đừng trách tôi hạ thủ bất lưu tình (cái này là đề phòng trước, không ý tứ gì hết). Sau nữa, tôi cần khẳng định, đây không phải 1 cuốn biên khảo lịch sử, cũng không phải 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử. Nó nằm giữa cái khoảng đó, nằm giữa cái khoảng học thuật & hư cấu. Tôi sẽ gọi nó là 1 tập những chuyện kể lịch sử. Thực tế, sau khi đọc xong cuốn này, tôi thừa nhận tác giả & ê-kíp làm sách đã có lựa chọn khôn ngoan.