Skip to main content

[Sử Việt 12 khúc tráng ca] Góc nhìn của một admin group hội yêu sách

Mình ít khi copy bài, mà đã copy thì toàn là bài viết tâm đắc. Dưới đây là một bài viết tâm đắc như thế. Bài viết này của admin Trần Hùng đăng trong hội Bình Thư Quán
Bài viết nêu cảm nhận về cuốn sách đang hot hiện nay: Sử Việt 12 khúc tráng ca

 Trước hết, tôi phải quán triệt rõ, trong gúp có cả fans của Phan & anti-fans của Phan, nhưng nếu các anh chị muốn tranh luận, mời tranh luận lịch sự & văn minh chứ đừng đá cá nhân, nếu không một đao bay đầu đừng trách tôi hạ thủ bất lưu tình (cái này là đề phòng trước, không ý tứ gì hết).
Sau nữa, tôi cần khẳng định, đây không phải 1 cuốn biên khảo lịch sử, cũng không phải 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử. Nó nằm giữa cái khoảng đó, nằm giữa cái khoảng học thuật & hư cấu. Tôi sẽ gọi nó là 1 tập những chuyện kể lịch sử.
Thực tế, sau khi đọc xong cuốn này, tôi thừa nhận tác giả & ê-kíp làm sách đã có lựa chọn khôn ngoan. Vốn dĩ, tác giả không có đủ trình độ học thuật để viết nên hẳn 1 cuốn biên khảo có tính chất chuyên môn, và cũng không đủ trình độ văn chương để viết nên 1 tác phẩm hư cấu dựng trên nền lịch sử, thì cuốn sách được trình bày dưới dạng chuyện kể này quả thực không tồi.
Mà như các anh chị đã biết đấy, chuyện kể lịch sử thì mức độ khả tín không thể nào tuyệt đối, hơn nữa tác giả lại đặt nhan đề "tráng ca" - tức là chỉ nêu lên những thứ, những giai đoạn mà tác giả cho là hùng tráng, nên hầu như các góc khuất không được tác giả khai thác, cũng không sao hết. Nhược điểm chí mạng của cuốn này nằm ở chỗ, tác giả ôm đồm quá nhiều thứ, trong khi dung lượng tác phẩm lại không lấy gì làm to lớn, không tránh khỏi việc những độc giả khó tính (như tôi) sẽ đánh giá tác giả có phần hơi... hời hợt.
Nhưng ưu điểm thì nhiều, ngoài vấn đề đặt tên các phần hơi sến súa ra, từ cuốn sách này tác giả đã tóm gọn lại 1 khoảng lịch sử dài hàng ngàn năm trong hơn 200 trang sách với đủ các chiến công hiển hách, thành tựu kỹ thuật-quân sự, kỳ công mở cõi, giao thương với nước ngoài, etc. văn phong cũng dễ đọc, dễ cảm, không đao to búa lớn. Tôi thấy, với 1 người nghiên cứu sử không chuyên, tay ngang như Dũng Phan, đây có thể coi là 1 niềm tự hào đấy chứ.
Vậy, đối tượng nào nên đọc cuốn sách này? Tôi sẽ bảo, tất cả các thể loại độc giả đều nên đọc. Giới chuyên môn, hoặc những người có hiểu biết sâu về lịch sử, đọc đi để mà phê bình, tôi thì tin, chỉ có phê bình, mới có được những tác phẩm về sau này chất lượng hơn. Còn lại, là bộ phận rất lớn những người không hoặc ít hiểu biết về lịch sử, thì đây chính là 1 tác phẩm rất tốt cho các bạn có cái nhìn bao quát về những khoảng lịch sử hào hùng của Việt Nam ta đó. Nhưng vẫn phải lưu ý các bạn, hãy nghi ngờ tất cả những gì mình đọc được, đừng tin tưởng trăm trăm, nếu không có ngày các bạn sẽ shock bật ngửa ra đấy, tôi nhắc lại, nội dung tác phẩm này hoàn toàn không phải là tuyệt đối khả tín.
----------
Tôi nhận được nhiều inb, hỏi rằng nếu muốn tiếp cận về sử Việt thì nên chọn đọc các tác phẩm nào? Không phải tôi lười giả nhời inb mà đôi khi không accept được khiến nó trôi đi mất cũng dở, như hôm rồi tôi thấy tin nhắn của 1 bạn nhắn từ 23/12 năm ngoái, khiến tôi rất áy náy, nên tiện topic này tôi sẽ trình bày ra đây 1 vài đầu sách các bạn có thể tìm mua hoặc tải pdf về để đọc, qua đó tiếp cận sâu sát hơn với sử Việt, thú vị không kém gì sử Tàu đâu.
1. Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim
2. Việt sử toàn thư, từ thượng cổ đến hiện đại - Phạm Văn Sơn
3. Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh
4. Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX - Lê Thành Khôi
5. Việt Nam văn minh sử - Lê Văn Siêu
6. Đất nước Việt Nam qua các đời - Đào Duy Anh
7. Xã hội Việt Nam, từ sơ sử đến cận đại - Lương Đức Thiệp
Tạm thời, các bạn cứ đọc thế đã, chứ đừng vội tìm đến Toàn thư hay Thực lục, chỉ cần đi theo từng bước có lớp lang, thì sử Việt cũng đầy thứ hay ho cho chúng ta học hỏi.
(Nguồn: facebook group Bình Thư Quán)

Comments

Popular posts from this blog

Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London

“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua. Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng  lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của bầy t

[Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi

Tác phẩm là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng. Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ […] The post [Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi appeared first on Reviewsach.net .