Trong khoảnh khắc cuối cuộc đời của cô, cô vẫn cứ hi vong; được sống sao cho trọn vẹn mà không hề hối hận. Đó là ý nghĩa quyển nhật ký của cô gái tên là Kito Aya, một câu chuyện về nghị lực phi thường chống lại bệnh tật chứa đầy đắng cay và nỗi đau. Không chỉ vậy, câu chuyện của cô chứa đựng về khát khao được sống và được đi lại trong suốt hành trình cô đang chống chọi bệnh tật thoái hóa tiểu não mặc dù bản thân cô biết được sẽ chẳng có hi vọng gì, thậm chí, cô biết được rằng một điều tồi tệ hơn theo từng ngày, nhưng cô làm sao có thể chọn được điều mình muốn ngoài việc chấp nhận nỗi đắng cay đó, và phải chống lại nó bằng chính nghị lực của cô.
Lối câu chuyện diễn biến từ lúc khỏe cho tới lúc cô không thể viết được nữa. Lúc cô không thể viết được nữa thì được kể qua từ phía mẹ cô và bác sĩ cho tới lúc cô gái Aya qua đời. Không có một lối tâm lý hồi hộp, không hề có chút từ ngữ buồn bã hay vấp ngã của cô, thay vào đó là những câu chữ nói về cuộc sống, hành trình chống chọi bệnh tật lẫn cả sự lạc quan và nghị lực của cô gái. Đây có thể nói là một con người luôn khát khao có một cuộc sống yên bình và ngoài trời kia đã gần như quá xa xỉ với con người của cô nhưng cô vẫn muốn sống, bởi thân xác của cô được sinh ra bởi bố mẹ của cô, cô tự nghĩ nếu không sống cho bản thân thì cũng nghĩ tới bố mẹ của cô - người luôn bên cạnh cô trong những lúc nỗi đắng cay đổ dồn vào đời cô như những con sóng thần đè vào lòng cuộc đời cô.
Cũng kể từ khi đọc xong câu chuyện của bé Kito Aya, mình cũng tự nhận rằng, những điều nhỏ nhặt nhất cũng chính là cái tạo ra sự lớn lao hơn bao giờ hết, như cô gái Aya thèm khát được chạy nhảy, được đi và sống cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác, khi cô không thể đi tiếp được nữa cô cũng chấp nhận vui vẻ và sống sao cho thật ý nghĩa.
Giản dị về suy nghĩ theo chiều lối lạc quan ấy, đôi khi cô cũng ngã ngục và khóc, thất vọng về bản thân càng lúc trở lên vô dụng, dựa dẫm vào người khác hơn, có lần cô tự hỏi tại sao cô lại được sinh ra mà hứng phải căn bệnh quái ác này cơ chứ? Nhưng cô được động viên kích lệ bởi mẹ cô, người luôn yêu thương cô vô bờ bến, có những lúc cô gái đã thất vọng về bản thân cô như thế nào, nhờ chính mẹ cô mà cô đã chấp nhận bản thân mắc phải căn bệnh quái ác càng lúc tệ hơn theo từng ngày. Mẹ cô khi trông thấy cô ngã xuống và bò đi, Mẹ cô đã đau đớn, nhận ra rằng rồi ngày nào đó đứa con gái của mình sẽ không thể nào chống chọi căn bệnh này được nữa, và nhất rằng căn bệnh này chưa hề có phương thức chữa rị, nhưng mẹ cô gái không hề nao nún mà bỏ cuộc, vẫn cứ chăm lo và ở bên cạnh cô gái Aya tới lúc cuối đời.Dường như không chỉ riêng cô gái có nghị lực, mà cả người Mẹ cũng thế.
Tất cả chúng ta đôi khi hứng phải nỗi cay đắng, thất bại trong cuộc đời, nhưng chưa bao giờ học cách chấp nhận, đứng dậy và đi tiếp như cô bé Aya, mà thay vào đó là sự lẩn trốn cũng như sự ngụy biện cho bản thân chỉ để cứ nằm ỳ ạc mãi ở con đường mà không đi tiếp. Khi người đàn ông bị tai biến liệt cả người trông thấy cô bé Aya thì bỗng dưng ông rơi nước mắt, ông tự nhận ra rằng ông đã buông xuôi, tự cho mình có cớ để không đi tiếp, sống buông thả theo cách sóng gió đẩy đưa tới đâu thì tới. Gần như không chỉ riêng với người đàn ông liệt gần nửa người đó, mà cả cho những bệnh nhân xung quanh được tiếp sức về nghị lực đó.
Đây cũng có thể sẽ là quyển sách cho những người đang thiếu sức sống, thiếu nghị lực nhất, chúng ta sẽ nhận ra rằng có những con người thèm khát được đi, được hát và đó đây nhất, cũng như những con người đó thèm khát được bình thường như chúng ta. Đôi khi họ sẽ tự hỏi tại sao chúng ta có cơ thể bình lặng hoặc bình lặng về tinh thần mà tự chuốc lấy cái chết hay nhưng điều tồi tệ khác.
Một quyển sách không hề có chút gay cấn hay bất kỳ điều nào đó, đơn giản chỉ là một cau chuyện buồn về cô gái được khát khao sống và đầy nghị lực chống chọi lại căn bệnh nghiệt ngã.
(Bài review của bạn Phạm Thanh Bình)
Comments
Post a Comment