Skip to main content

Review sách Ở Hà Nội - [ Gửi Hà Nội, những ngày ẩm ương ]

Ở Hà Nội không phải truyện ngắn, tiểu thuyết. Bởi lẽ nó chẳng theo một cốt truyện nào cả, không đầu, không kết. Cũng chẳng phải tản văn. Vì ta không thể thấy những triết lý gì đó cao siêu lắm, lắng đọng lắm từ quyển sách. Ở Hà Nội chỉ là những vụn vặt, tâm sự hàng ngày của một cô gái, thậm chí, nó là những dòng status ở trên Facebook, vô thưởng, vô phạt.

Người ta càng yêu Hà Nội bao nhiêu, người ta lại càng yêu nhau bấy nhiêu. Bữa trước mình có nghe ai đó bảo "Những ngày thời tiết mưa nắng thất thường như mấy hôm nay, con người ta thường dễ dãi với nỗi buồn". Thực sự, nếu ai đó đang buồn vu vơ, thì Ở Hà Nội chính là niềm an ủi nhỏ bé.
Dòng chảy của quyển sách được bố cục theo trình tự ba phần: Cậu ấy, Anh ấy và Tôi. Quyển sách như lôi cuốn người đọc, kể cả những ai chưa yêu hay đang yêu, vào một vòng xoáy của nhân vật. Trái tim cô gái Hà Thành khẽ run lên trong gió lạnh mùa đông, tâm hồn cô còn nhạy cảm với những điều vụn vặt. Đọc Ở Hà Nội, ta còn thổn thức vì những nhớ mong, chờ đợi, hi vọng và cả tuyệt vọng.
Cuốn sách còn làm ta yêu Hà Nội hơn... Yêu những con phố, yêu những địa danh, yêu những nơi đôi ta từng đi qua. Cầu Nhật Tân, cầu Long Biên. Yêu cả những mùa hoa, mùa mưa, mùa nắng, mùa chênh chao nhớ.
Ở Hà Nội chắc chắn sẽ không làm ta mệt mỏi. Bởi dung lượng của nó vừa đủ, bởi những điều mà tác giả truyền tải cũng thật bình dị nhưng gợi nhiều suy nghĩ. Nó không làm ta ngao ngán như khi đọc tản văn sướt mướt của nhiều người trẻ bây giờ. Nó sẽ làm ta hứng thú muốn khám phá, những ngày sau đông, cô gái ấy sẽ ra sao?
Mùa cúc họa mi về rồi, hãy đọc Ở Hà Nội nhé!
Xin phép được trích một đoạn thơ trong Ở Hà Nội:
"Có một mùa hoa đi ngang phố
Đông về gọi là cúc họa mi
Trong bàn tay em giấu điều gì
Hay là hương họa mi còn sót
Có một mùa hoa về trên phố
Chỉ là sắc trắng chứ không hương."
Nguồn: Bài review sách này là của bạn: 

Minh Quiry

Comments

Popular posts from this blog

Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London

“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua. Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng  lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của bầy t

[Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi

Tác phẩm là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng. Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ […] The post [Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi appeared first on Reviewsach.net .

[Sử Việt 12 khúc tráng ca] Góc nhìn của một admin group hội yêu sách

Mình ít khi copy bài, mà đã copy thì toàn là bài viết tâm đắc. Dưới đây là một bài viết tâm đắc như thế. Bài viết này của admin Trần Hùng đăng trong hội Bình Thư Quán Bài viết nêu cảm nhận về cuốn sách đang hot hiện nay: Sử Việt 12 khúc tráng ca  Trước hết, tôi phải quán triệt rõ, trong gúp có cả fans của Phan & anti-fans của Phan, nhưng nếu các anh chị muốn tranh luận, mời tranh luận lịch sự & văn minh chứ đừng đá cá nhân, nếu không một đao bay đầu đừng trách tôi hạ thủ bất lưu tình (cái này là đề phòng trước, không ý tứ gì hết). Sau nữa, tôi cần khẳng định, đây không phải 1 cuốn biên khảo lịch sử, cũng không phải 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử. Nó nằm giữa cái khoảng đó, nằm giữa cái khoảng học thuật & hư cấu. Tôi sẽ gọi nó là 1 tập những chuyện kể lịch sử. Thực tế, sau khi đọc xong cuốn này, tôi thừa nhận tác giả & ê-kíp làm sách đã có lựa chọn khôn ngoan.