Tôi đã đọc 'Suối nguồn' 2 lần trước đây, một lần 3 năm trước và một lần là năm ngoái. Cả 2 lần tôi đều bỏ dở ở chương 1 và chỉ đến lúc này, khi đã vấp váp một chút ở cuộc sống, tôi mới cầm cuốn tiểu thuyết lên và cố đọc nó được một lần hoàn chỉnh, rồi thì lần 2, lần 3. Tôi đã ngộ ra khá nhiều điều.
Dưới đây là một vài review của tôi về cuốn sách cực kỳ kinh điển ấy.
.
1. Nó làm tôi mất đi sự xấu hổ khi tiếp cận với những mục đích cuộc sống. Tôi khá nghi ngờ về những truyền thống, đặc biệt là truyền thống của gia đình và quê hương. Đọc cuốn tiểu thuyết củng cố lại cách tiếp cận của tôi một lần nữa.
“Vấn đề không phải là ai sẽ cho phép mà là ai sẽ ngăn cản em” – Howard Roark, phần 1
.
2. Nó cũng nhắc nhở tôi rằng làm người giỏi nhất trong việc mình làm tốt hơn nhiều so với việc tìm việc tốt nhất để làm. Cuộc đối thoại cuối cùng của Roark và Cameron đã cho tôi một sức mạnh nào đó thật lớn lao:
.
“…Cậu có nhớ ngày tôi cố sa thải cậu không?... Quên những gì tôi nói lúc đó đi… Đó không phải toàn bộ câu chuyện… Nó hoàn toàn xứng đáng…”
Và sẽ đến một ngày tôi có thể kiểm chứng được câu chuyện đó dựa trên những lựa chọn của cuộc đời mình.
.
3. Nó đã thôi thúc tôi cố gắng đạt tới sự hoàn mỹ thay vì thỏa mãn với những điều tầm thường. Nó khắc sâu vào đầu tôi rằng sẽ luôn có một người biết rất rõ khi tôi làm ra những thứ vớ vẩn, rác rưởi – đó là vị quan tòa công bằng nhất với mỗi con người – chính bản thân tôi.
“…Đó là hành động vị kỷ nhất mà anh có thể chứng kiến một người thực hiện…” – Roark nói trong phần 1 khi kiên quyết từ chối tòa nhà ngân hàng Mahattan.
.
4. Nó khiến tôi nhận ra tầm quan trọng trong việc độc lập khi ra quyết định cho bản thân mình. Cũng như khi tôi không thích những người khác quyết định hộ tôi, tôi nhận ra rằng tôi không có quyền quyết định hộ mọi người. Thực tế, đó sẽ là một sự xúc phạm đối với trí tuệ của họ.
.
“… Nếu con thuyền này chìm, tôi có thể chết để cứu ông. Nhưng tôi sẽ không thể nào và không bao giờ sống vì ông được…” – Roark nói với Wynand trong phần 4 trên chiếc du thuyền.
.
5. Thiếu vắng đi những điều kiện tốt thậm chí kể cả là gia đình, có thể là một cú hích cực lớn. Roark đã không bị những người bảo thủ với những tư tưởng lỗi thời gây ảnh hưởng và những người đó không bao giờ có thể chạm tới tư duy của anh được. Mặt khác Keating dù có người mẹ hết lòng chăm sóc anh nhưng cũng là tác nhân dẫn anh tới những quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời, sự nghiệp của mình: bắt anh phải học kiến trúc thay vì theo đuổi đam mê của anh là mỹ thuật, bắt anh lấy Dominique thay vì Katie,… Anh đã không thể tìm ra được bất cứ lý do nào để tôn trọng những đòi hỏi của bà ngoại trừ một lý do duy nhất: bà là mẹ của anh.
Điều này đã dạy tôi cách nhìn vượt ra khỏi bản thân câu chuyện và tìm cách thấu hiểu những triết lý ẩn chứa bên trong. Xin trích lại đoạn mà tác giả Ayn Rand đã viết trong dịp kỷ niệm cuốn sách được tái bản lần thứ 25, những lời ngắn gọn mà tôi thấy tâm đắc nhất:
.
“… Bản chất của con người, hay bất kỳ sinh vật sống nào khác, không phải là đầu hàng, bằng cách tự phỉ nhổ vào mặt mình và nguyền rủa sự tồn tại của bản thân; điều này thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Có người bỏ cuộc khi lần đầu tiếp xúc với áp lực; một số người mặc nhiên đầu hàng, một số thì cứ thế đi xuống và mất dần ngọn lửa mà thậm chí chính bản thân họ cũng không biết tại sao…”
“… Tôi không quan tâm vấn đề trong mỗi thế hệ chỉ có một vài người hiểu rõ và đạt được nhân dạng thật sự của con người , số còn lại sẽ phản bội nó. Chính số ít này mới là những người xoay chuyển thế giới và trao tặng ý nghĩa cho cuộc sống, và chính số ít này mới là những người mà tôi muốn hướng tới. Những người còn lại tôi không muốn bận tâm. Họ không hề phản bội lại tôi hay cuốn sách này. Họ chỉ phản bội chính linh hồn mình mà thôi.”
Comments
Post a Comment