Skip to main content

[Review sách] Bộ Tứ Tấn Bi Kịch - Barnaby Ross aka Ellery Queen

Xin dành tất cả những lời có cánh nhất, gửi đến bộ tứ tác phẩm về ngài Drury Lane này của Queen. Những lời tán dương tâm thường thực sự không đủ với những gì mà quý ngài Drury đã trình diễn cho chúng ta. Nhưng dù cho ta có khen ngợi ngài thế nào thì mình tin chắc ông già say đắm Shakespear ấy cũng sẽ mỉm cười đầy lịch thiệp và từ chối mà thôi. Ngài Drury là vậy đấy, một quý ông lịch thiệp, sứ giả của chính nghĩa và logic, và dù, theo nhận xét của những kẻ xung quanh, có hơi gàn dở, ẩm ương, thì ngài vẫn luôn là một trong những hình tượng bất diệt.
Về ngài Lane, xin có đôi lời phiến diện như vậy, vì nếu nói thêm có thể sẽ gây cho các bạn ấn tượng sai lệch về con người này mất.

Có câu "thời thế tạo anh hùng', vậy nên ngài Lane có tài giỏi là thế, nhưng nếu thiếu vắng sân khấu, người nghệ sĩ cũng không thể phô diễn tài năng của mình. Và khi sân khấu đã sẵn sàng, người nghệ sĩ sẽ chẳng thể khước từ được...

Xin nhận xét chung về bộ tứ trước tiên.
-Đánh giá độ "yêu thích" bộ tứ: X > Cuối cùng > Y > Z

- Về "văn phong", mình hoàn toàn thích cái chất thơ, cái lãng mạn trong cả 4 quyển này. kể cả quyển X, cái mà các bạn chê buồn ngủ ấy, mình vẫn cảm thấy bị mê hoặc từ những trang đầu tiên. 
-Dàn nhân vật đa dạng, đầy cá tính. Có thám tử khác người, thanh tra bốc đồng, nạn nhân bị thù ghét, những con người đầy những toan tính,..v.v. MÌnh đặc biệt thích những tác phẩm trinh thám cổ điển vì những nhân vật trong đó, tuy không được miêu tả những diễn biến tâm lý chi tiết, những vẫn bật lên được cái nét riêng. Những yêu, ghét, hận thù, tham lam,..v.v. đều đầy "tính người", điều này thì Ellery Queen đã làm rất tốt.
- Những vụ án trong 4 quyển đều được sử dụng những thủ pháp khá quen thuộc trong các truyện trinh thám mình đã đọc trước đây. Nếu bạn là một độc giả trinh thám trung thành, hay chí ít đọc Conan lâu năm thôi, là đã có thể đoán được thủ pháp gây án rồi. Tuy nhiên, có thể thấy quen, có thể lờ mờ đoán được hung thủ hay thủ pháp, nhưng nếu nghĩ nó đơn giản thì bạn hoàn toàn sai lầm rồi đấy. Tuy quen thuộc, nhưng lại vô cùng khác biệt là điểm thú vị trong từng vụ án. Có thể bạn sẽ nghĩ:" À, cái này mình có đọc trong quyển A", "Ồ, thủ đoạn tráo đổi đơn giản thế này chắc chắn hung thủ là ông B.",..v.v. Nhưng suy cho cùng đấy vẫn chỉ là "đoán mò" mà thôi, và logic thì không có chỗ cho sự "mò" đâu nhé.
Và ở cuối sách vẫn luôn còn những điều bất ngờ hơn đang chờ đợi bạn.
- Điều đặc biệt nữa ở bộ "Tấn bi kịch" này là 4 quyển mang những sắc thái khác nhau. Tuy không phải hoàn toàn, những vẫn sẽ có những điều mới lạ, những bất ngờ khác với những cuốn khác. Đọc xong mới hiểu Huy Hoàng để 4 quyển 4 màu không phải để cho đẹp 😂
..........
Nhận xét riêng từng quyển:

- Mở màn bằng điệu Slow Waltz đầy lãng mạn trong "Tấn bi kịch X", chúng ta đến với những con phố đêm đầy sương mù, lâu đài Hamlet cổ kính đầy mê hoặc, những chuyến phà đêm,..v.v. 
Mình thích X nhất có lẽ vì, với bản thân, đây là vụ án "tròn trịa" nhất. Tức là có án mạng nối tiếp, có thám tử xuất hiện, có sự bất lực của cảnh sát, có thủ pháp che giấu tài tình,..v.v. Nó giống như niềm yêu thích trinh thám đơn thuần của mình được khơi gợi lại vậy.
Ban đầu khi đọc review của mọi người chê cuốn X buồn ngủ không thể tả, mình có hơi sợ hãi. Trước đó mình đã từng rất nhức đầu mệt mỏi với Chim Cổ Đỏ, nên có phần chùn bước trước khi bắt đầu đọc. Nhưng khi đã đọc rồi mình lại cảm thấy hoàn toàn khác hẳn. Với mình "Tấn bi kịch X" hoàn toàn là một tác phẩm cuốn hút đến từng câu chữ. Có lẽ mình là một đứa nhàm chán, nên đọc những thứ nhàm chán mà không thấy buồn ngủ gì )) . Nhưng thực sự khi đọc X, từ những trang đầu tiên, mình đã "đổ cái rầm" trước văn phong lãng mạn, đầy chất thở của tác giả, hay có thể chính do giọng văn của người dịch.

- Tiếp đến là "bi kịch" mang tên Y. Mình luôn cảm thấy Y giống như một bài toán khó hơn là một vụ án. Có lẽ cũng một phần vì lời giải của nó "toán học" một cách đáng ngạc nhiên. Giống như hồi học phổ thông thầy giáo ra một bài toán không ai trả lời được, đúng lúc đó tên lớp trưởng giơ tay lên bảng giải một cách ngon lành, mà lại còn dễ hiểu khiến cả lớp tròn xoe mắt tự hỏi tại sao mình lại không biết cách làm đơn giản thế nhỉ, nhưng xong một hồi ngẫm nghĩ lại thấy đúng là chỉ có tên lớp trưởng kia mới giải được. )).
Mình thích Y ở cái chất "bi kịch" hơn cả. Bi kịch của xã hội, của gia đình, của từng cá nhân, nó cứ nhức nhối và đau đáu mãi cho đến bây giờ...

- Về màn xuất hiện của "quý cô" Z, mình cảm thấy chưa được thỏa mãn lắm. Cuốn này cũng như cuốn Y vậy, lời giải của nó cũng "đan rổ" đến không ngờ. Là suy luận loại trừ thuần túy, không mánh khóe, không thủ đoạn. Mạch truyện của Z đã được đẩy nhanh hơn 2 quyển trước đây, và vẫn sẽ hồi hộp đến tận trang cuối cùng. Z có xuất hiện một nhân vật mới, quý cô Thumm, cò gái "rượu" của thanh tra Thumm, nay đã về hưu và mở văn phòng thám tử. Mình chẳng thích cô Thumm này tí nào, chẳng rõ lý do, chỉ không thích thôi.
"Bi kịch" của Z có liên quan đến chính trị, những góc tối của chính quyền, những kẻ ở trên và những con người ở đáy. Nhưng mình lại cảm thấy không thích cách dẫn dắt lắm nên không thích cuốn này mấy.

 "Cuối cùng" sẽ là chặng dừng chân sau cả quãng đường. Đọc quyển này mà mình thấy mệt thay cho các nhân vật. Từ ngài Drury, cô Thumm, cho tới ông trông nhà tội nghiệp, cứ bị xoay như chong chóng. Cuốn này có lẽ là cuốn diễn biến nhanh nhất trong cả series, cộng thêm tình huống nghẹt thở kịch tính như phim ấy. Thực ra mình cũng chẳng biết nói gì về cuốn này, nếu có thì là cảm giác nuối tiếc mà thôi. Nuối tiếc vì đây là điểm cuối của ngài Drury Lane, chẳng thể gặp được ngài tiếp nữa.
Lời cuối cùng xin gửi tới ngài Drury Lane đáng kính. Ngài sẽ mãi là hình tượng bất diệt trong lòng con, là thám tử vĩ đại nhất, là con người chính nghĩa nhất, là người đàn ông nhân từ nhất, và là một "con người".!!!
Bài review này là của bạn Hoàng Anh Nguyễn.
Xem thêm những cuốn sách hay khác đang được review tại Reviewsach.net

Comments

Popular posts from this blog

Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London

“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua. Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng  lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của b...

[Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi

Tác phẩm là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng. Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ […] The post [Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi appeared first on Reviewsach.net .

[Sử Việt 12 khúc tráng ca] Góc nhìn của một admin group hội yêu sách

Mình ít khi copy bài, mà đã copy thì toàn là bài viết tâm đắc. Dưới đây là một bài viết tâm đắc như thế. Bài viết này của admin Trần Hùng đăng trong hội Bình Thư Quán Bài viết nêu cảm nhận về cuốn sách đang hot hiện nay: Sử Việt 12 khúc tráng ca  Trước hết, tôi phải quán triệt rõ, trong gúp có cả fans của Phan & anti-fans của Phan, nhưng nếu các anh chị muốn tranh luận, mời tranh luận lịch sự & văn minh chứ đừng đá cá nhân, nếu không một đao bay đầu đừng trách tôi hạ thủ bất lưu tình (cái này là đề phòng trước, không ý tứ gì hết). Sau nữa, tôi cần khẳng định, đây không phải 1 cuốn biên khảo lịch sử, cũng không phải 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử. Nó nằm giữa cái khoảng đó, nằm giữa cái khoảng học thuật & hư cấu. Tôi sẽ gọi nó là 1 tập những chuyện kể lịch sử. Thực tế, sau khi đọc xong cuốn này, tôi thừa nhận tác giả & ê-kíp làm sách đã có lựa chọn khôn ng...