Bài review sách này là của bạn Phạm Thanh Bình_ Bàn về sách.
Một cuốn sách văn học Nhật ám ảnh!
Tiểu thuyết bắt đầu từ tập truyện ngắn tên N.P bằng tiếng Anh của cố nhà văn Takase Sarao và lời nguyền của thiên truyện thứ 98 khiến người dịch truyện sang tiếng Nhật tự sát, trong đó có Shōji, người yêu của Kazami. Ám ảnh bởi cái chết người yêu, Kazami đã tìm đến cuốn sách và chính nó đưa cô quen được với 3 đứa con của Sarao: Saki, Otohiko và Sui - em cùng cha khác mẹ với Saki và Otohiko. Mọi chuyện bắt đầu từ đó.
N.P ở đây bắt nguồn từ tên bài hát "North Point" (Điểm Bắc) nằm trong album Islands của Mike Oldfield.
Bìa Sách
Bìa mềm, chữ vừa tầm mắt để đọc, nhưng tốt nhất là bọc lại để tránh dơ. Điểm cộng 7/10
Review
Điểm nổi bật của câu chuyện là đề tài loạn luân, đồng tính nữ, tình yêu vị thành niên nhưng lại khá mơ hồ trong cõi hiện thực, nhưng càng đi sâu thì điều sự mơ hồ và mật mờ chẳng “đáng” là gì, không biết tác giả banana muốn thế hay người đọc vô tình đặt kỳ vọng quá cao cho câu chuyện? Mặc dù lấy đề tài loạn luân và đồng tính, nhưng tác giả chỉ viết chạm ranh giới chứ không hề đi sâu vào, như sợ sẽ đi sâu vào thì khó mà nhẹ nhàng như tác giả muốn. Chính vì vậy, tôi bỗng nghĩ, văn phong lẫn cả việc đề tài ấy chỉ là sự nhẹ nhàng, trong sáng cũng như nỗi cô đơn, buồn tẻ và sự chán chường được miêu tả một cách đề cao hơn bao giờ hết, hầu như ngoài văn học Nhật Bản ra, thì các văn học các nước khác điều không có nét đặc trưng ấy.
Câu chuyện chỉ xoay quanh về ba anh em nhà Takase, và nhân vật chính Kazami, và không hề mở rộng tuyến nhân vật hơn, cứ cảm tưởng sự gò bó ngột ngạt và bí khí. Cũng như xoáy sâu vào tâm lý bi ai, buồn bã và cái chết. Tôi tự hỏi phải chăng, cái sự đè nặng trong lòng mà tác giả banana là gì mà khiến cho 4 nhân vật gần như, có một cảm tưởng sẽ chết, tưởng chừng chỉ cần một cái bùng nổ thôi, thì mọi sự sẽ chấm chết.
Cùng với việc ngoài nét buồn bã và nặng trĩu đó ra, không còn nét đặc trưng gì khác, tôi không thể tìm được một thứ gì đó trong câu chuyện.
Cuối cùng sau khi đọc xong quyển sách, bầu không khí ấy vẫn còn đọng lại, mặc dù tôi đã đọc xong quyển sách cách đây hai tuần, và dư âm bầu không khí u ám trong quyển sách đã bắt buộc tôi phải ngồi lại trước bàn vi tính để viết lại cảm tưởng của mình chỉ để xóa tan không khí ấy. TRong câu chuyện không có gì đặc sắc ngoài lối viết ám ảnh, trong sắc và không hề có sự kịch tính nào, như một đặc trưng của nền văn học Nhật Bản. Hẳn nó sẽ không phù hợp với người thích gay cấn và hồi hợp, sẽ cảm thấy rất chán khi chúng ta đang bước vào giai đoạn đầu, lê thê đi trên dòng chữ, nhưng cuối cùng chúng ta mới có thể cảm nhận trọn vẹn tâm lý từng nhân vật.
Tôi không nghĩ NP sẽ là quyển sách hay, nhưng sẽ đủ hay khi chúng ta dừng bước, cảm nhận.
Thêm một góc nhìn khác
"Một cuốn tiểu thuyết buồn, đau nhói, nơi những thương tổn tinh thần của nhân vật khiến ta mệt mỏi, thậm chí bị sốc, nhưng tuổi trẻ, mùa hạ, những gắng gượng để được sống, được an lành giúp ta thoát khỏi tuyệt vọng, đó là N.P của nhà văn Nhật Bản Banana Yoshimoto.
N.P là tên một bản nhạc xưa, rồi thành tên tập truyện của cố nhà văn Takase Sarao được nhắc đến ngay đầu tác phẩm - tập truyện đã kết nối các nhân vật chính trong những mối liên hệ kỳ lạ. Họ là ba chị em cùng cha khác mẹ nhà Takase: Saki, Otohiko, Sui và Kamazi - bạn gái của Shoji, một dịch giả đã tự tử khi đang dịch tập truyện của Takase Sarao. Từ câu chuyện số 98, từ những cuộc gặp gỡ vô tình, những giấc mơ và cả linh cảm, Kamazi trở thành bạn thân của chị em nhà Takase và dần phát hiện ra bí mật về Sui, cô em út cùng cha khác mẹ của Saki và Otohiko, đồng thời là người tình của cha mình - nhà văn Takase, rồi sau đó là người tình của anh mình - Otohiko. Sự giằng xé giữa tình yêu, đam mê và giới hạn đạo đức, giữa quá khứ tổn thương với thực tại chông chênh đã khiến cuộc sống của các nhân vật trở nên nặng nề, thậm chí luôn chấp chới giữa hai bờ sống - chết.
Dù được đánh giá là có lối viết nhẹ nhàng, giàu nữ tính, nhưng N.P không phải là một tác phẩm dễ đọc, đặc biệt với những ai quen tiếp nhận văn học từ góc độ đạo đức. Một cô gái vô tình trở thành người tình của cha mình, rồi tìm đến anh trai, những hành động kỳ quặc, ám ảnh về cái chết luôn thường trực... tất cả tạo cho người đọc một cảm giác xa lạ. Thế nhưng, chính những điều khó hiểu ấy là cách Yoshimoto chuyển tải đầy ám ảnh chủ đề chính của N.P nói riêng, các sáng tác của bà nói chung: sự suy kiệt của giới trẻ Nhật Bản trong một xã hội hiện đại và ảnh hưởng của những thương tổn tinh thần tới cuộc sống của con người. Không có sex, sàn nhảy, rượu mạnh, khói thuốc mù mịt hay trò chơi biểu tình, đảng phái chính trị như những người trẻ trong Rừng Nauy của Murakami, tuổi trẻ với Saki, Otohiko, Kamazi, đặc biệt là Sui, là quãng đời âm thầm gắng gượng để vượt thoát những nỗi đau tinh thần. Nếu như cảm giác vô hướng đẩy các nhân vật trẻ tuổi trong Rừng Nauy vào tâm trạng cô độc thì nỗi đau tinh thần là lý do khiến cuộc sống của Sui, Otohiko, Saki, Kamazi trở nên nặng nề. Mối quan hệ giữa Sui, Otohiko, Saki là tình cảm gia đình, tình yêu, sự đam mê, là khao khát tìm thấy hình bóng người cha trong nhau, nhưng cũng là sự day dứt không thể giũ bỏ. Họ tồn tại giữa những xúc cảm đối lập ấy, vừa né tránh, vừa bao bọc nhau, vừa không hiểu điều gì đang xảy ra, vừa chẳng biết ngày mai sẽ ra sao và điều gì đang đợi mình ở phía trước.
Banana Yoshimoto khiến người đọc cảm thấy các nhân vật của bà đang sống chậm, nặng nề, đầy ám ảnh. Điều kỳ lạ và cũng là điểm hấp dẫn nhất trong N.P nói riêng, các tác phẩm của Banana Yoshimoto nói chung đó là khả năng diễn tả hết sức tinh tế những diễn biến tâm lý phức tạp, những cảm nhận mơ hồ khó nắm bắt bằng một văn phong trong sáng, ngỡ như giản dị nhưng thực sự được chắt lọc đến từng con chữ. Sự hài hòa giữa vẻ đẹp của ngôn từ và ý tưởng đã góp phần tạo nên cả một không gian mang đậm màu sắc Banana trong N.P, "... một không gian vừa hiện thực, vừa hư ảo cùng những nhân vật đều thiện và đẹp với thứ bút pháp miêu tả tâm lý tinh tế đáng khâm phục, tất cả những điều đó đã làm nên một Banana duy cảm, duy mỹ và duy thiện"
(Dịch giả Lương Việt Dzũng)
Comments
Post a Comment